Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt thế nào?

Sau khi đã chọn được con gà ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này, Ba Gà tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trc đây, mong các bạn thông cảm. 
Thấy cm của các bạn có yêu cầu Hướng dẫn cách nuôi Gà mau tới đá, đầy pin, cách nuôi tang, chữa bệnh, cách trồng cựa, nài Gà... Hic, Ba Gà tôi làm Cty giờ hành chính, chiều đón con đi học về, sinh hoạt gia đình đến 10h tối mới viết bài đc nên có chăng chỉ đáp ứng đc yêu cầu của những bạn nằm trong phần update hằng ngày. Bởi chính vì Topic này là Hướng dẫn “người mới chơi” nên Ba Gà tôi phải hướng dẫn theo thứ tự, mong các bạn thông cảm, theo dõi Topic nhé!
Phần này cũng quan trọng ko kém Phần chọn Gà, cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu.
I. Nuôi Gà khỏe:
Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá.
1)Xác định Chạng Gà:
Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. Ba Gà tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện.
a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ:
“Chó giống cha, Gà giống mẹ”
X: Chạng Gà Bố
Y: Chạng Gà Mẹ
Z: Chạng Gà Con trung bình
Z1: Chạng Gà Con (Trống)
Z2: Chạng Gà Con (Mái)
Công thức tính Chạng Gà con : (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này)
Z = Y + Y(X-Y)/3000
Z1 = Z + (X-Z)/2
Z2 = Z - (Z-Y)/2
VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g.
Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó.
b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ:
Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng. 
Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó.
TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1.
Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà.
***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***
Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục.
Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Hình 1: Lông trục
Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục.
Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Hình 2: Lông tuổi
Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Hình 3: Gốc lông của Gà 10 tháng tuổi
Cứ 12 tháng sau là đến kỳ thay lông tiếp theo của Gà, sẽ có thêm 1 lông tuổi khác mọc lên nữa.
_ Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi
_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi m
ới
đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi
Tuổi rất quan trọng với Gà đá, Gà trưởng thành từ khoảng 12-14 tháng tuổi. Gà đạt tuổi này thì khi thi đấu mới lỳ và khôn. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Nếu bạn bỏ qua phần xác định tuổi Gà vì thấy Gà sung và đá hay thì % thua sảng sẽ rất cao, vì bạn cứ nghĩ xem, đưa 1 cậu bé to xác đánh với 1 người lớn thì kết quả sẽ như thế nào?
***Cách vỗ béo Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)
Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau:
_ Lúa: 2 cử/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa.
_ Rau: 1 cử/ngày, vừa đủ.
_ Mồi: cách 1 ngày 1 cử, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò... 
_ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
_ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
_ Phariton : cách 5 ngày 1 viên
***Cách giảm mỡ Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)
_ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút
_ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút
_ Lúa: 2 cử/ngày, mỗi cử 70 hạt
_ Rau: xà lách, giá, mau muống... ăn đến khi ko ăn nữa
_ Mồi: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò... 
_ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày
_ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên
_ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
2) Phòng chữa bệnh:
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Gà cũng như người, khi có bệnh sẽ rất uể oải, ủ rủ, yếu ớt. Đập cánh và gáy còn ko nổi thì nói gì đến chuyện đấm đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Gà mắc bệnh, nhưng phần lớn là do con người ta gây nên cho nó. Môi trường và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất wan trọng nhằm phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau đây Ba Gà tôi sẽ phân tích một số điểm cần lưu ý về Chuồng trại, Thức ăn và cách chăm sóc hiệu quả nhất trong vấn đề Phòng chống bệnh cho Gà.
a) Chuồng trại:
Hiện nay, có rất nhiều cách xây dựng chuồng khác nhau, các kiểu chuồng thì rất đa dạng và sáng tạo, từ đơn giản như chuồng tre nứa, chuồng vải bạt cho đến phức tạp, tốn kém như chuồng Tre lưới cá, chuồng Bê tông lưới B40, chuồng Cọp… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là dạng chuồng dãy xây bằng gạch ống và xi măng, rất kiên cố, tiết kiệm diện tích, và chống trộm hiệu quả. Có người còn đầu tư riêng chuồng nhốt ban ngày và chuồng ngủ ban đêm cho Gà nhằm chống kê tặc. Sau đây là 1 số hình ảnh về các kiểu chuồng, các bạn có thể tham khảo:
Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Chuồng ngủ: sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi,
đc thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ,
tiết kiệm ko gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.

Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Chuồng Cọp.
Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Chuồng dãy: xây bằng gạch ống và lưới, thường dùng cho Trang trại
Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận)
Chuồng sắt mang tính thẩm mĩ cao, thích hợp nuôi trong Thành thị.

Một điều cần lưu ý là cho dù sử dụng bất cứ kiểu chuồng nào cũng đều phải đảm bảo đc:
_ Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng, đảm bảo ko có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
_ Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
_ Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.
b) Dinh dưỡng:
*** Lúa ***
Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.
*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.
*** Mồi ***
Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng:
_ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe)
_ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng)
_ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ)
_ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương
_ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân
_ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.
*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn... Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn. Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.
c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. 
_ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng…
_ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…

nguồn : sưu tầm

Phép xem mạng gà theo Kê kinh

Phép xem mạng gà theo Kê kinh

Mọi người đều biết rằng kết quả thi đấu ngày nay hầu như phụ thuộc vào bổn bang và chế độ nuôi dưỡng. Nhưng một khi bổn bang và chế độ nuôi dưỡng là như nhau, mà điều này vốn là xu hướng chung, thì màu mạng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, chỉ một số ít sư kê ở Philippines sở hữu gà đá Mỹ nòi xịn, ngày nay thì hầu hết sư kê đều có thể tiếp cận những dòng gà danh tiếng này, bởi có rất nhiều trại gà cạnh tranh lẫn nhau để cung cấp gà đá chất lượng cho thị trường. Bổn bang tuy cực kỳ quan trọng nhưng nếu ai cũng có thì không thể lấy đó làm lợi thế. Các phương pháp biệt dưỡng và ốp cũng vậy, đa phần những sư kê nghiêm túc đều coi trọng và nắm vững cách thực hiện những công đoạn này. Bởi vậy, việc thành bại đôi khi lại do những yếu tố rất nhỏ quyết định. Chúng ta có thể coi phép xem màu mạng là một trong những yếu tố như vậy.

Phép này vốn được lưu truyền trong dân gian. Một điều chắc chắn là nó đã xuất hiện từ rất lâu vì gắn liền với một học thuyết cổ xưa: “thuyết Ngũ Hành”. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều sư kê tin tưởng và áp dụng phép này vào các trận đá gà. Nó bao gồm nhiều yếu tố vốn không thể “định lượng”, điều dẫn đến khó khăn trong việc phân tích và đối chiếu. Bởi vậy mà có nhiều biến thể hay còn gọi là “môn phái” màu mạng khác nhau ra đời, mỗi “môn phái” lại sử dụng một tập hợp các yếu tố khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu phép xem màu mạng theo Kê kinh, một trong những tài liệu xưa nhất về chủ đề gà chọi xuất hiện cách nay hơn một thế kỷ.

Về nguồn gốc của Kê kinh, chúng ta không có thông tin nào khác ngoài mấy chữ “sách gà Phạm Công”. Tất cả những gì mà chúng ta biết ngày nay đều qua bản dịch nôm Kê kinh diễn nghĩa dạng thơ lục bát của Giao-hòa, lão-nhiêu Nguyễn Phụng Lãm. Bài được đăng trên báo Nông-cổ mín-đàm vào năm 1902. Điều dẫn đến suy đoán rằng sách được viết bằng chữ Hán hoặc Hán-Nôm. Bảo bản dịch là Kê kinh cũng được mà bảo không phải cũng được bởi chúng ta chỉ thấy ý chứ không hề thấy hình. Có quan điểm cho rằng tác giả Kê kinh là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832). Tương truyền, Đức Ngài rất ham mê môn chọi gà và nuôi đến hàng ngàn chiến kê để nghiên cứu các phép xem tướng, xem vảy và đặc biệt là màu mạng gà. Tựu trung, nội dung của phép xem màu mạng này bao gồm bốn phần:

*Phân tích sắc lông chiến kê cùng với hành tương ứng.
*Sinh khắc của màu lông.
*Sinh khắc theo mùa (tứ thời sinh khắc).
*Sinh khắc theo ngày (nhật thần sinh khắc).

Màu lông

Kim=gà nhạn
Mộc=gà xám
Thủy=gà ô
Hỏa=gà điều, gà tía
Thổ=gà ó vàng

*Hành mộc có màu xanh, nhiều người thắc mắc tại sao lại xếp gà xám vào hành mộc? Nếu quan sát kỹ màu xám có ánh xanh, người phương Tây nhận ra điều này nên họ gọi là “blue” thay vì “grey”. Có lẽ vì vậy mà gà xám được xếp vào hành mộc. Gà “grey” là gà chuối, đặc biệt là những con mà hắc sắc tố lan đến lông bờm và lông mã gọi là “chuối bùn”. Đấy là màu xám thuần túy không lẫn sắc xanh.

*Màu vàng có khi được xếp vào hành kim, màu nâu được xếp vào hành thổ nhưng Kê kinh lại xếp màu vàng vào hành thổ, ở đây chúng ta sẽ xem màu nâu như là “đỏ pha đen” tức “hỏa pha thủy”. Chẳng hạn tía bịp (điều mật) ngả tông nâu, hành chính vẫn là hỏa, nhưng pha thủy. 

*Tên gọi đôi khi không phản ánh đúng thực chất, chẳng hạn gà “điều” hay “tía” có nhiều tông màu khác nhau từ đỏ, cam cho đến vàng. Nếu ngả sang tông vàng thì nên xếp vào hành thổ (thay vì hành hỏa). Hoặc gà khét điều hành hỏa, nhưng khét vàng lại là hành thổ.

*Kê kinh viết “Cứ theo sắc chánh mà suy”, nếu gà có nhiều màu khác nhau thì dựa vào màu chính mà xem hành. Màu chính là màu ở thân và cánh, những màu ở đuôi, lông mã, lông bờm là phụ (gà chọi xưa có ít lông bờm). Những hoa văn như lau (đuôi và cánh lẫn màu trắng), bông, nổ (đốm trắng), cú (vạch) cũng là phụ.
Giả như xám trổ mã vàng,
Thiệt là sắc mộc màu vàng kể chi.
Bông nổ mã ô đen sì,
Màu thời chẳng kể, kể thì thủy ô.
Như vàng mã chuối trỏ vô,
Kể là sắc thổ chuối dò làm chi.
*Màu tía (điều) là một ngoại lệ. Màu tía điển hình có lông bờm, lông mã và một phần của vai, cánh màu đỏ, trong khi thân và đuôi màu đen. Nếu bám sát định nghĩa ở trên thì màu tía thuộc hành thủy bởi thân màu đen, chỉ có gà khét mới đúng là hành hỏa. Đây là điểm mâu thuẫn của Kê kinh, bằng không gà tía (điều) trong bài này ám chỉ đến “gà khét” chứ không như cách mà chúng ta hiểu ngày nay.

*Có sách gà viết “gà có đủ năm màu tương ứng với ngũ hành là gà ngũ sắc, gà ngũ sắc không theo mạng”. Kê kinhkhông đề cập gì đến việc này mà chỉ nói lấy sắc chính làm đại diện.



Ngũ hành luận

*Tương sinh: nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ, kim-->thủy, thủy-->mộc, mộc-->hỏa, hỏa-->thổ, thổ-->kim, đi giáp một vòng, các hành sinh lẫn nhau.
*Tương khắc: là cản trở, khắc chế, kim> mộc, mộc>thổ, thổ>thủy, thủy>hỏa, hỏa>kim, các hành khắc lẫn nhau, không hành nào là vô địch.
*Tương hòa: là bình hòa, không hỗ trợ hoặc cản trở, kim~kim, mộc~mộc, thủy~thủy, hỏa~hỏa, thổ~thổ.
*Tương thừa: hàm ý “thừa thế lấn áp”, chẳng hạn “mộc khắc thổ”, nếu mộc quá mạnh hoặc thổ quá suy thì gọi là “mộc thừa thổ”.
*Tương vũ: hàm ý “khinh nhờn”, chẳng hạn “thủy khắc hỏa”, nếu hỏa quá mạnh hoặc thủy quá suy thì gọi là “hỏa vũ thủy”.

Quan hệ biện chứng
*Tương sinh lại chia ra làm “sinh nhập” và “sinh xuất”; sinh nhập = kẻ khác hỗ trợ mình nhờ vậy gia tăng công lực; “sinh xuất” = mình hỗ trợ cho kẻ khác nên bị hao tổn công lực. Ví dụ: “mộc sinh hỏa” thì mộc là “sinh xuất”, hỏa là “sinh nhập”, mộc hao tổn công lực trong khi hỏa tăng thêm công lực.
*Tương khắc cũng chia làm “khắc nhập” và “khắc xuất”; “khắc nhập” = bị kẻ khác khắc chế; “khắc xuất” = khắc chế kẻ khác. Ví dụ: “thổ khắc thủy” thì thổ là “khắc xuất”, thủy là “khắc nhập”, thổ đè nén thủy, thủy không phát huy được.



Sinh khắc của màu lông

*Nhạn: ăn ó vàng, xám – thua ô, điều.
*Xám: ăn ô, ó vàng – thua điều, nhạn
*Ô: ăn nhạn, điều – thua xám, ó vàng
*Điều: ăn xám, nhạn – thua ó vàng, ô
*Ó vàng: ăn điều, ô – thua nhạn, xám



*Luận “thắng-thua” thì quan hệ tương-khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” = ta thắng, địch thua, “địch khắc ta” = địch thắng, ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương-sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất thì quan hệ tương-sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào đá gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực --> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng.

*Kê kinh không nói rõ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh-khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế trong khi “sinh xuất” bị liệt vào vận hạn. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa, ngày thủy thì gà nhạn (kim) bị rơi vào ngày kỵ. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan điểm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví như ta sinh địch = ta thắng, địch thua, địch sinh ta = địch thắng, ta thua.

Tứ thời sinh khắc

*Tứ thời sinh khắc là quan hệ vượng-suy của các hành theo mùa.

*Xuân, hạ, thu, đông: bốn mùa tuần hoàn, hoán chuyển. Cuối mỗi mùa đều có một giai đoạn nhập thổ (tứ quý). Hành đại diện của các mùa: xuân-mộc, hạ-hỏa, thu-kim, đông-thủy, tứ quý-thổ.


*Quan hệ của màu gà theo mùa. Chẳng hạn, gà xám cực thịnh (vượng) vào mùa xuân, mạnh (tướng) và mùa đông, ổn định (hưu) vào mùa hạ, sa sút (tù) vào tứ quý và bại (tử) vào mua thu.


*Quan hệ của mùa theo màu gà. Chẳng hạn, vào mùa đông, gà ô cực thịnh (vượng), gà xám mạnh (tướng), gà nhạn ổn định (hưu), gà ó vàng sa sút (tù) và gà điều bại (tử).


*Khi một hành quá vượng hoặc quá suy sẽ diễn ra sự mất cân bằng trong quan hệ sinh-khắc, hiện tượng khinh lờn hay tương vũ xuất hiện. Các hành ở “vượng”, “tướng” chuyển hung thành cát, các hành ở “tù”, “tử” chuyển cát thành hung. Chẳng hạn:
Mùa xuân mộc thạnh khôn cùng
Gà nhạn tuyết ấy khắc đồng mấy cho
Gà nhạn sa sút (tù) vào mùa xuân. Giả sử gà nhạn đá với gà xám, theo lẽ thường "kim khắc mộc" thì nhạn phải thắng xám. Nhưng vì nhạn sa sút (tù) trong khi xám cực thịnh (vượng) nên "mộc vũ kim", xám thắng ngược nhạn! 

*Mùa thu rơi vào đỉnh điểm của mùa mưa, mùa này gà thường xổ lông, không mấy ai đá nên gà nhạn dù lợi thế cũng không có nhiều cơ hội để thi thố.

*Bảng ở trên dựa vào ngày âm lịch. Chẳng hạn, tra lịch vạn niên (http://www.thoigian.com.vn): ngày 16-10-2011 là ngày 20-9 năm Tân Mão (âm lịch), rơi vào tứ quý (nhập thổ). Theo tứ quý thì thứ tự ưu tiên như sau: ó vàng, nhạn, điều, xám, ô. Tốt nhất nên mang gà ó vàng hay nhạn đi đá, tránh các màu còn lại. Bấm vào đây để xem: ví dụ.

Nhật thần sinh khắc

*Nhật thần sinh khắc là quan hệ sinh-khắc của màu gà đối với hành của ngày.

*Hành của thập thiên can:
Giáp, Ất=mộc
Bính, Đinh=hỏa
Canh, Tân=kim
Nhâm, Quí=thủy
Mậu, Kỷ=thổ

*Tra nhật thần (lịch vạn niên: http://www.thoigian.com.vn): chẳng hạn ngày Ất Mão, theo bảng trên Ất=mộc suy ra ngày Ất Mão hành mộc.



*Ngày kỵ: nếu rơi vào “vận tam lâm” thì không mang gà đi đá; “vận tam lâm” bao gồm các trường hợp sau: gà khắc ngày, ngày khắc gà, gà sinh xuất ngày (mất công lực). Chẳng hạn, ngày Nhâm Thìn hành thủy, các gà ó vàng, nhạn, và điều kỵ ngày, không đá được.
Thổ, kim, hoả, vận tam lâm
Nhựt thần là thủy khắc thâm ba chàng
*Ngày tốt: bình hòa hoặc sinh nhập; chẳng hạn, ngày Ất Mão hành mộc, gà xám và gà điều tốt ngày, đem đá được; nhưng gà điều mạnh hơn vì được tiếp thêm công lực (mộc sinh hỏa).
Ngày nào thuộc mộc tía no
*Một ví dụ về tầm quan trọng của nhật thần: bình thường thì ô ăn tía (thủy khắc hỏa) nhưng vào ngày hỏa thì "hỏa vũ thủy", tía ăn ngược lại ô! 
Tía thuộc mạng hoả là thường,
Ô thủy gặp (ngày) hoả phải nhường anh va
*Ngày âm lịch bao gồm 2 yếu tố: thiên can và địa chi. Thiên can có hành của thiên can, địa chi có hành của địa chi. Khi thiên can kết hợp với địa chi thì chúng ta có một yếu tố thứ 3 là nạp âm, nạp âm cũng có hành riêng. Kê kinh lấy hành của thiên can để tính nhật thần cho gà (mà bỏ qua địa chi và nạp âm), chẳng hạn ngày Giáp Thìn, tra bảng trên: Giáp=mộc suy ra ngày Giáp Thìn hành mộc. Bởi mộc sinh hỏa nên đem gà tía đi đá là lợi nhất, kế đó là gà xám. Bấm vào đây để xem: ví dụ.

*Nhiều cách xem mạng gà khác dựa vào nạp âm. Nạp âm là kết hợp của can chi theo bảng Lục thập hoa giáp. Bảng này có nguồn gốc cổ xưa và người ta vẫn thường áp dụng vào việc bói toán, xem tuổi cho người. Chẳng hạn, ngày Giáp Thìn hành hỏa nhưng là “phú đăng hỏa” (lửa đèn). Có vài ba loại hành hỏa và các hành khác như kim, mộc, thủy, thổ cũng vậy. Dẫu Kê kinh không sử dụng nạp âm trong tính toán nhật thần nhưng cũng xin liệt kê ra đây để tránh nhầm lẫn!

*Một trong những khác biệt của bản Kê kinh diễn nghĩa đăng trên báo Nông cổ mín đàm (1902) với những bản Kê kinh lưu hành trong dân gian (và được các sách gà ngày nay đăng lại) là phần nói về “nhật thần sinh khắc”. Bản đăng trên báo hơi lủng củng, và có đôi chỗ mâu thuẫn về “ngũ hành luận” nhưng vẫn truyền tải được nội dung chính; trong khi các bản “chỉnh lý” lưu hành trong dân gian hầu như cắt bỏ phần này và thay bằng vài ba câu đơn giản, tuy đúng nhưng lại không đầy đủ.

Thảo luận

*Xem ra việc xác định sắc lông chính của gà là quan trọng nhất bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến màu mạng mà còn đến các yếu tố khác như tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc. Đôi khi, việc này không hề dễ dàng vì gà chọi ngày nay được lai tạo với nhiều màu sắc khác lạ, chẳng hạn những màu pha như cam hay nâu. Hoặc giả, gà có hai, ba màu mà không màu nào tỏ ra vượt trội thì biết lấy màu nào làm sắc chính? Do vậy, nếu coi trọng phép xem mạng này thì người chơi nên chọn màu gà không rơi vào trạng thái lửng lơ, hành phải thể hiện một cách rõ rệt. Có như vậy thì việc tính toán mới thuận lợi.

*Nếu tuân theo quy luật “màu xanh thuộc hành mộc” thì chỉ có những màu lông lẫn sắc xanh như xám khô (blue) hay tóe (splash) thuộc về hành mộc. Màu xám không lẫn sắc xanh, chẳng hạn như màu bờm, mã của gà chuối bùn, là màu pha trắng-đen (kim pha thủy). Tham khảo ở đây.

*Bông “cú” là một dạng hoa văn đặc biệt (tham khảo ở đây). Bất kể gà gì, hễ dính chút bông “cú” đều được gọi là “gà cú” bởi vậy, gà cú có rất nhiều biến thể khác nhau. Gà cú là gà đa sắc mà trong đa số trường hợp, rất khó để nhận biết đâu là sắc lông chính. Hai dạng cú điển hình ở gà chọi bao gồm cú thuần (thân vằn đen trắng, bờm vằn vàng) --> hành thổ pha kim pha thủy, cú vằn (vằn đen trắng) --> hành kim pha thủy. Còn đây là ví dụ về những con gà cú mà chúng ta có thể xác định được sắc lông chính: ví dụ 1 (hành thổ), ví dụ 2 (hành kim).

*Trên thực tế, phép xem màu mạng gà phổ biến đến nỗi người ta không cho đối phương nhìn thấy gà khi cáp, gà được cất trong giỏ, cáp theo cân nặng, một khi hai bên đồng ý là lấy ra đá luôn. Bỏ đá sẽ bị phạt.

*Lưu ý đến quan hệ “tương vũ”. Kê kinh nhấn mạnh đến quan hệ này trong các phần tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc. Qua đó, chúng ta nhận thấy hai phần này quan trọng hơn hẳn sinh-khắc của màu lông.

*Bởi không thể biết trước màu lông gà địch, mỗi khi ra trận, chúng ta chỉ có thể tính toán tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc sao cho có lợi nhất cho gà của mình. Theo Kê kinh thì hai yếu tố này quan trọng hơn so với sinh-khắc của màu lông. Chẳng hạn, vào mùa xuân thì gà xám mạnh nhất kế đó là gà điều, khi đem gà xám đi đá thì chọn ngày thủy, kế đó là ngày mộc; khi đem gà điều đi đá thì chọn ngày mộc, kế đó là ngày hỏa. Bởi trường gà thường mở vào cuối tuần, chúng ta cần tính tiếp xem ngày cuối tuần nào là phù hợp. Sau khi xác định được màu gà và ngày xuất trường rồi thì lên kế hoạch biệt dưỡng và ốp sao cho gà tới độ vào đúng thời điểm dự tính. Tham khảo thêm ở đây.

*Còn một số cách tính nữa tuy Kê kinh không bàn đến nhưng vẫn có người áp dụng, chẳng hạn:

Sinh khắc theo giờ: dưới đây là bảng quy đổi từ giờ sang hành. Một khi có hành, chúng ta sẽ tra theo bảng ở phần “nhật thần sinh khắc” để tránh giờ kỵ, chọn giờ thuận lợi. 


Qua bảng tính giờ này chúng ta sẽ thấy khoảng thời gian đá gà trong ngày (7 giờ sáng đến 5 giờ chiều) ứng với các hành thổ, hỏa và kim. Qua phân tích chúng ta sẽ thấy các màu nhạn, ó vàng và ô đều có những lúc lợi nhất, màu điều cũng có lúc lợi nhưng không bằng. Đặc biệt gà xám luôn bất lợi (trừ phi tổ chức đá lúc nửa đêm!). 

Phương hướng thả gà: mỗi giờ ứng với một hướng, dựa vào đó mà thả gà.


Sinh khắc theo màu chân: vàng ăn chì, chì ăn trắng, trắng ăn xanh và vàng, xanh ăn vàng và chì. 

Nguồn : sưu tầm

Phương pháp pha dòng gà đá




Mục đích của phương pháp lai tạo này là thiết lập một dòng gà mới, mang đặc tính di truyền của hai dòng có sẵn.

Những yếu tố tiên quyết bao gồm (1) hai dòng gà có quan hệ gần và (2) mỗi gà trống đều xuất phát từ những dòng đã xác lập và ổn định. Giải thích thêm chút nữa, hai dòng gà phải tương thích, điều đó có nghĩa lối đá về cơ bản phải tương đồng, chẳng hạn như cách ra đòn. Cả hai dòng Hulsey và Claret đều đá trực diện và chính xác. Các dòng Roundhead, Shuffler… có lối đá dạt, đâm xéo (roundhouse), ra chân nhiều hơn mỗi lần nạp nhưng độ chính xác lại không bằng đá trực diện. Nếu kết hợp hai lối đá này thì sẽ không tạo ra bầy con có khả năng duy trì một lối đá ổn định bởi chính những tính trạng mâu thuẫn và bất ổn nội tại. Tự thân chúng có thể là gà đá hay nhưng sẽ không tạo ra bầy con đạt chất lượng lai tạo bởi nguồn gien pha tạp và những thế hệ về sau sẽ cho ra đủ thứ lẫn lộn. Do đó, dòng gà coi như không đạt bởi không thể thiết lập được các tính trạng đặc trưng. 

Trong trường hợp ở đây, cả hai gà trống đều xuất phát từ những dòng “thuần”, có nghĩa tính trạng của chúng đã được thiết lập qua nhiều thế hệ lai tạo từ một nguồn gien hạn chế (close genetic pool) và kiên trì tuyển chọn những tính trạng mong muốn.

Dòng Hulsey có chân vàng, mồng lá, thường màu điều, đôi khi pha trắng ở cánh và đuôi, dáng trung bình-cao. Chúng đá trực diện, chân đá ổn định tầm đầu gối. Chúng không nhanh nhưng mau phục hồi sau mỗi lần nạp và khi vừa chạm đất, chúng đã ở tư thế sẵn sàng và thường nạp luôn. Nhìn chung, chúng thiếu tốc độ, thiếu chân đá cao lúc khởi động, và lỗi tệ nhất là khi trưởng thành, cơ bắp của chúng trở nên cứng khiến chúng xoay trở chậm. Chúng duy trì thể lực tuyệt vời trong suốt trận, đá bền và khó bị hạ sát. Chúng thiếu tinh ranh trong trường đấu, chúng không gài đối phương bằng động tác giả và né bởi chúng sẽ nạp liền ngay khi vừa chạm đất. Điểm thuận lợi là chúng thường hạ những con gà sơ hở và thất thế. Chúng có thể bị những con gà né giỏi gài vì lối đá này. Chúng đá rất lì và nếu bị thương nặng thì vẫn đá dẫu có nằm trường, mù mắt hoặc cả hai. Chúng rất khó bị hạ sát. Chúng rất khoan thai, không bao giờ đá người hoặc nhút nhát.

Vì vậy, những tính trạng dù tốt hay xấu, đã được tích hợp vào dòng gà này và nếu được lai với cá thể khác cùng dòng thì sẽ tạo ra bầy con với những tính trạng ổn định tương tự (và cả những thế hệ về sau nữa). Do đó, chúng được coi là dòng “thuần”.

Dòng Claret chân trắng, mồng lá, màu điều pha trắng ở cánh và đuôi, dáng cao. Chúng chém rất tốt và chính xác với tốc độ cao, cực nhanh. Chúng thiếu thể lực. Chúng đá thẳng và lấy lại thăng bằng rất nhanh sau mỗi lần nạp, nhưng thường không nạp ngay cú nữa mà cố gài đối phương. Chúng không muốn bị đâm và thường khựng lại khi bị phản đòn trúng, nên hay canh thế đá thuận lợi mà không bị phản đòn. Chúng đá rất lì, đá từ mọi góc độ và hăng tiết mỗi khi bị thương. Chúng không cơ bắp và dễ tổn thương, bị đá mạnh vào thân sẽ khiến chúng mất sức. Chúng rất khó bị hạ sát. Thông thường, chúng rất dễ huấn luyện và khoan thai, nhưng đôi khi hơi đá người. Gà tơ đá ồ ạt nhưng nhanh chóng hạ nhiệt dần.

Vì vậy, với hai dòng tương đồng về mặt di truyền này, chúng ta có những tính trạng ổn định (cả ưu lẫn nhược). Dòng gà lý tưởng phải tổng hợp được những tính trạng tốt ở cả hai dòng, và cân đối (hay triệt tiêu) những tính trạng xấu của dòng này với tính trạng tốt của dòng kia, nhờ đó mà hạn chế hay hay loại bỏ toàn bộ tính trạng xấu.

Bây giờ bạn đã rõ vì sao việc pha những dòng gà mâu thuẫn về mặt di truyền là bất khả - bởi nó không thể chuyển giao những tính trạng ổn định (bạn sẽ không biết nó tạo ra thứ gì) đặc biệt là khi gà bố mẹ có lối đá trái ngược, chẳng hạn như trực diện hay canh thế. Dòng gà được pha theo cách này có thể tạo ra một vài đấu sĩ xuất sắc vào đời đầu, nhưng nếu tiếp tục dùng bầy con để lai tiếp, dòng gà sẽ kém dần ở những thế hệ về sau cho đến khi thoái hóa về mặt di truyền và trở thành vô dụng. Lỗi chính sẽ là, trong cao trào của trận đấu, gà không biết nên đá, lừa, nắm hay nhảy. Và khi nó đang do dự, gà đối phương sẽ ra đòn trước. Vấn đề ở chỗ, kỹ năng đá là bản năng và nếu nó “rối” về mặt di truyền thì bản năng sẽ bị rối theo. Bạn không thể giành chiến thắng với một đấu sĩ do dự. Khả năng chiến đấu của gà là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy lối đá về cơ bản phải tương đồng (dẫu mỗi dòng đều có đôi chút khác biệt).

Vì vậy những tính trạng mong muốn từ cả hai dòng mà chúng ta pha, phải đơn giản dễ thực hiện; nếu cả hai ổn định về gien, nhờ gốc gác dòng “thuần”, như trường hợp bài này. Những tính trạng này là (ít quan trọng trước - mồng lá, màu điều đôi khi pha trắng ở đuôi và cánh, dáng từ trung bình đến cao), quan trọng nhất - rất lì đòn, đá trực diện, chém chính xác, và phản ứng xuất sắc khi bị thương (bản năng sát thủ). Cả hai đều phản ứng nhanh giữa các lần nạp (lấy thăng bằng) và khó bị tiêu diệt. Các tính trạng của chúng đơn giản được tích hợp trong dòng gà mới vì cả hai dòng gốc đều có.

Thách thức là làm sao hạn chế hay loại bỏ những tính trạng xấu, không mong muốn ở mỗi dòng thông qua việc triệt tiêu chúng bằng những tính trạng tốt của dòng kia.

Để bắt đầu, bạn cần sử dụng những cá thể xuất sắc ở mỗi dòng. Bạn không thể sử dụng gà mái để thiết lập dòng gà (dẫu nó có sinh ra tỷ lệ đấu sĩ thắng trận cao) bởi vì bạn không thể đánh giá từng tính trạng ở nó. Bạn có thể làm điều đó với gà trống. Một lý do nữa là bạn có thể pha gà trống với nhiều gà mái, do vậy bạn có nhiều gà con hơn để tuyển chọn những cá thể lai tiếp đời sau. Tuy nhiên, nếu bạn có những con gà mái “thuần” và “bảo chứng” thì càng tốt. Nhiệm vụ của bạn sẽ dễ dàng hơn và sự thành công của dòng gà sẽ được đảm bảo.

Bây giờ, gà trống; khi nó đá, bạn có thể biết được những tính trạng tốt có nổi trội, mạnh mẽ và những tính trạng xấu có bị triệt tiêu, hay chỉ ở mức độ thấp đến nỗi chúng dường như không tồn tại hay không. Nói một cách đơn giản, gà trống được tuyển chọn là con chứng tỏ mang gien trội ở tính trạng tốt (kỹ năng chiến đấu toàn tính trạng tốt) và triệt tiêu những gien tính trạng xấu (tính trạng xấu không xuất hiện). Điều này có thể được thực hiện ở bất kỳ dòng nào bởi vì luôn có một cá thể hoàn toàn vượt trội, và không thể hiện các tính trạng xấu thường thấy ở dòng đó. Đấy là lý do tại sao bạn phải đặt nền tảng dòng gà dựa vào gà trống, bởi vì bạn thực sự có thể kiểm chứng được năng lực di truyền của nó. Bạn có thể nhìn thấy những tính trạng trội mà nó sở hữu, và chúng sẽ được di truyền khi lai tạo.

Bất kỳ đặc điểm hay tính trạng nào của dòng gà đều có thể khuyếch đại hay hạn chế bằng cách tuyển chọn các cá thể theo hướng ấy một cách cẩn trọng sau mỗi thế hệ lai tạo. Điều này không có gì mới mẻ.

Giờ bạn phải lựa gà trống từ mỗi dòng. Cách tốt nhất là để chúng đá với nhau. Còn cách nào khác để đánh giá một đấu sĩ? Dĩ nhiên, bạn phải chấp nhận khả năng bị mất con gà tiềm năng, nhưng nếu nó đá thua, đằng nào bạn cũng không muốn sử dụng nó để lai tạo! Hai con gà thuần mà tôi sử dụng ở đây đều chiến thắng nhiều trận (Hulsey 3 lần, Claret 8 lần) nhưng số trận thắng chưa đủ để chứng tỏ hết mọi thứ. Cả hai đều thắng chớp nhoáng những trận đầu, nhưng mỗi con cũng thắng một trận đá dằng dai. Những trận thắng chớp nhoáng chứng tỏ kỹ năng đá và chém, và những trận đá dằng dai (khi bị thương nặng) chứng tỏ độ bền, sự gan lì và bản năng sát thủ (mà cả hai đều thể hiện, bởi chúng thắng bằng một đòn sát thủ, chớ không nhờ trọng tài đếm). Điều này rất quan trọng đối với quan niệm của tôi về tính trạng lý tưởng, và tôi muốn thiết lập chúng ở dòng gà mới. 

Điều quan trọng cần nhớ đó là gà trống tơ nhận các tính trạng từ gà mẹ, trong khi gà mái tơ nhận các tính trạng từ gà cha. Vì vậy trong chương trình này, gà mái tơ sẽ được sử dụng để lai tiếp bởi vì chúng mang những tính trạng của một trong hai gà trống bổn, và chúng sẽ được lai với con gà trống kia. Do đó mỗi thế hệ sẽ chứa ngày càng nhiều gien của hai gà trống bổn.

Mỗi lần lai ngược với một trong hai con gà trống bổn, là mỗi lần bạn thành công trong việc thiết lập bộ gien của chúng. Càng lai với với gà mái mang gien trội của con gà trống kia (gà trống tơ mang gien mẹ, gà mái tơ mang gien cha) thì bầy con ngày càng mang nhiều gien của cả hai gà trống.

Bằng việc lai tạo theo cách này bạn sẽ tận dụng được ưu thế lai (pha hai dòng) và có khả năng hạn chế những tính trạng (chẳng hạn như đá người) bằng cách không sử dụng những cá thể biểu lộ tính trạng đó (gien trội thúc đẩy việc đá người) để lai tiếp thế hệ sau. Nếu bạn lai nhiều bầy, và nếu một bầy sản sinh ra những con trống tơ ưu tú thì những con gà mái từ bầy đó sẽ được dùng để lai tiếp (lai ngược với con trống bổn).

Bây giờ, biểu đồ lai tạo thể hiện rằng gà mái chỉ được lai ngược với trống bổn kể từ thế hệ thứ 2. Đúng, nhưng gà trống tơ giống, cũng như hai con gà trống bổn được sử dụng trong toàn bộ chương trình lai tạo, được tuyển chọn theo cùng cách thức ở mỗi bầy. Và gà mái tơ trong mỗi bầy đều mang gien của gà CHA, mà bộ gien trội, ưu việt đã được kiểm chứng qua khả năng chiến đấu của nó.

Bạn sẽ thấy là tôi thích chọn gà mái chân trắng. Nguyên nhân ở chỗ chúng thể hiện những tính trạng trội của dòng Claret, vốn rất tinh ranh trong trường đấu và chém hơi tốt hơn, vì vậy gà trống con của chúng có xu hướng thể hiện những đặc điểm này. Ở bầy lai cuối cùng, gà trống Hulsey bổn được lai với gà mái có 3/4 máu Claret (để duy trì độ bền). Những con gà mái này (về mặt di truyền) tương tự như con gà trống Claret bổn. Vì vậy, nói cách khác, bạn tạo ra bầy con cuối cùng mang gien pha của cả hai con gà trống bổn Hulsey và Claret! Bạn đã thành công trong việc thiết lập dòng gà mong muốn từ hai con gà trống – hai đấu sĩ xuất sắc.

Phương pháp này rất lý tưởng với những nhà lai tạo nhỏ hay người mới chơi, vốn chỉ có một vài cá thể để lai tạo với hy vọng khởi sự và duy trì một dòng gà đá theo cách thức mà mình mong muốn. Phương pháp mang lại kết quả tốt trong trường hợp của tôi.

Sưu tầm
Bankert (Gamecock, 1995) - http://ultimatefowl.com